Quản lý tài chính cá nhân: Câu hỏi khó cho người trẻ hiện nay

Khi các bạn trẻ bước vào thế giới thực hiện nay, họ thường đối mặt với nhiều thử thách và trách nhiệm. Một khía cạnh quan trọng thường bị bỏ qua trong giai đoạn này là việc quản lý tài chính cá nhân (QLTCCN). Việc phát triển thói quen tài chính hiệu quả sẽ góp phần xây dựng sự ổn định tài chính trong tương lai thuận lợi hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính sớm cho các bạn trẻ. Đồng thời hãy cùng DIMI BOOK đi tìm lời giải cho các thách thức và câu hỏi mà người trẻ thường gặp phải trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh cách bạn sử dụng nguồn tài chính cá nhân của mình để đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc sống. Điều này bao gồm việc quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, và quản lý nợ, nhằm đảm bảo bạn có thể duy trì một cuộc sống ổn định, an toàn và đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn.

Việc quản lý tài chính cá nhân mang lại nhiều lợi ích rõ rệt, cụ thể:

  1. Kế hoạch tài chính giúp các bạn trẻ đặt mục tiêu rõ ràng và lập ngân sách, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai tài chính. Điều này giúp ưu tiên chi tiêu, tiết kiệm cho khẩn cấp, và hướng tới mục tiêu dài hạn như mua nhà hoặc nghỉ hưu,… Nếu như không có kế hoạch, dễ rơi vào nợ nần và bỏ lỡ cơ hội tích lũy, đầu tư tài chính xây dựng tương lai bền vững..
  2. Xây dựng kỷ luật tài chính sớm giúp tránh cạm bẫy tài chính và đạt mục tiêu lâu dài. Các bạn trẻ học cách phân biệt nhu cầu và mong muốn, đưa ra quyết định chi tiêu thông minh, và tránh nợ nần không cần thiết.
  3. Kế hoạch tài chính giúp hiểu rõ nghĩa vụ nợ và lập chiến lược trả nợ hiệu quả. Bằng cách lập kế hoạch và ngân sách cho thanh toán nợ, các bạn trẻ có thể trở nên không nợ sớm và giảm căng thẳng tài chính.
  4. Học cách tiết kiệm cho những lúc khẩn cấp và mục tiêu tương lai thông qua kế hoạch tài chính. Bắt đầu sớm và đóng góp đều đặn giúp tận dụng lãi kép và đảm bảo tương lai tài chính an toàn hơn.
  5. Có được kế hoạch nghỉ hưu với mức sống cao, dù nghỉ hưu có thể còn xa đối với các bạn trẻ, nhưng việc bắt đầu kế hoạch sớm là rất quan trọng. Các bạn trẻ có thể tận hưởng lợi ích thuế và tiềm năng tăng trưởng của các khoản đầu tư theo thời gian dài. Việc bắt đầu sớm mang lại cho bạn một lợi thế lớn trong việc xây dựng một quỹ nghỉ hưu đáng kể.

Có thể thấy, việc bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, từ việc giảm bớt căng thẳng tài chính đến việc mở ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

Hiện trạng sai lầm khi chưa có phương pháp quản lý tài chính ở người trẻ

Hiểu được những lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân mang lại, mà ngày càng nhiều bạn trẻ ở Việt Nam đã bắt đầu nhận thức sâu sắc về sự quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ngay hôm nay để chuẩn bị cho một cuộc sống thành công sau này.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc quản lý tài chính cá nhân của các bạn trẻ hiện nay có sự đa dạng và không đồng đều, với những cách tiếp cận và thách thức khác nhau:

1. Chi tiêu nhiều hơn thu nhập và thiếu kiểm soát chi phí

Người trẻ ‘loay hoay’ quản lý tài chính cá nhân” (báo VNExpress) – Trường hợp đầu tiên được nhắc đến trong bài báo: Diệu Linh, một nhân viên văn phòng mới ra trường, gặp khó khăn trong việc duy trì khoản tiết kiệm hàng tháng do chi tiêu không kiểm soát. Việc chi tiêu nhiều hơn dự kiến, đặc biệt là khi có khuyến mãi hoặc chi phí phát sinh, cho thấy việc lập kế hoạch tài chính cá nhân chưa hiệu quả.” (1)

Lời chia sẻ của Linh đã phản ánh tình trạng phổ biến của nhiều người trẻ khi phải đối mặt với sự cám dỗ của mua sắm và những khoản chi tiêu không lường trước được, dẫn đến việc tiêu hết tiền tiết kiệm và gặp khó khăn tài chính. Và chính việc không được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý tài chính, dẫn đến việc không biết cách lập ngân sách, tiết kiệm, và đầu tư một cách hiệu quả. Sự thiếu hụt thông tin và hướng dẫn cụ thể khiến họ dễ mắc phải các sai lầm tài chính cơ bản.

2. Sử dụng tiền theo thói quen mà không quan tâm về tài chính cá nhân

Bên cạnh đó chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, cùng với việc thu nhập không đồng đều, khiến việc quản lý tài chính trở nên khó khăn hơn. Nhiều bạn trẻ phải đối mặt với áp lực tài chính, điều này có thể dẫn đến việc họ không thể dành dụm hoặc đầu tư đúng cách.

“Trường hợp thứ hai của bạn trẻ Hải Nam, làm nghề tự do với thu nhập không ổn định, có xu hướng tiêu nhiều khi thu nhập cao và tiết kiệm khi thu nhập thấp. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cho những người có nguồn thu nhập biến động.” (1)

Trong bài viết cũng nhắc đến một báo cáo “sức khỏe ngành tài chính và ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do Backbase thực hiện đầu năm 2021 cũng cho thấy có đến 67% người Việt được khảo sát cho biết họ cảm thấy căng thẳng về tình trạng tài chính”. Việc nhiều bạn trẻ không biết quản lý tài chính dẫn đến tình trạng “tiêu nhiều hơn thu” và cảm giác căng thẳng tài chính, điều này cần được giải quyết qua việc giáo dục tài chính và lập kế hoạch ngân sách.

3. Chi tiêu phung phí không có kế hoạch tài chính dài hạn và mục tiêu rõ ràng

Theo bài báo “Sai lầm khiến người trẻ quản lý tài chính kém hiệu quả” của VNExpress, với trường hợp đầu tiên của vợ chồng Bích Ngọc: “vợ chồng tùy ý mua sắm, ăn uống thỏa thích, không chú trọng để dành tích cóp”. (2)

Sai lầm trong việc không lập kế hoạch tài chính rõ ràng, chi tiêu tùy ý mà không để dành tiền tiết kiệm sẽ dẫn đến khó khăn khi gặp phải tình huống khẩn cấp, như mất việc làm. Đây là một ví dụ điển hình của việc không chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ, điều mà nhiều người trẻ thường bỏ qua.

4. Đầu tư ngoài khả năng và không nghiên cứu kỹ

Trường hợp sai lầm thứ hai của bạn Minh Như đó là việc đầu tư theo lời bạn bè mà không chịu nghiên cứu kỹ lưỡng, dẫn đến việc mất một số tiền lớn: “Tôi dường như tay ngang, cũng chẳng tìm hiểu rõ kênh đầu tư này mà chỉ nghe lời bạn bè, kết quả ôm nợ gần 100 triệu đồng. Giấc mơ tự mở quán cà phê cũng tan biến – Như nói”. (2)

Đây là sai lầm nghiêm trọng trong đầu tư, đặc biệt là khi người đầu tư không hiểu rõ về kênh đầu tư mà mình tham gia. Đầu tư không được nghiên cứu kỹ càng có thể dẫn đến rủi ro cao, gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng. Việc dựa vào thông tin từ bạn bè mà không tìm hiểu thêm là một chiến lược đầu tư kém hiệu quả.

Từ những thực trạng hiện tại ở phần trên, có thể thấy rằng việc quản lý tài chính cá nhân của nhiều bạn trẻ vẫn gặp phải không ít khó khăn và sai lầm dễ thấy. Một số người chi tiêu vượt quá thu nhập, không có kế hoạch tiết kiệm, hoặc đầu tư một cách mù quáng mà không tìm hiểu kỹ lưỡng.

Vậy người trẻ phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào?

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về kỹ năng quản lý tài chính, mức sống cao và đôi khi là sự thiếu kiên nhẫn trong việc thực hiện các kế hoạch tài chính; nhưng người trẻ ngày nay đã có tư duy đúng đắn về QLTCCN, coi đây là yếu tố then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững và lâu dài.

Hiện nay vẫn có không ít người trẻ đã nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của QLTCCN và đang áp dụng các cách quản lý tài chính cá nhân thông minh, hiệu quả. Họ sử dụng các ứng dụng tài chính, lập ngân sách chi tiêu, đầu tư vào chứng khoán hoặc quỹ mở, và tìm kiếm các cơ hội tiết kiệm.

“Đơn cử như việc nhóm dịch vụ MoMo Tài chính – Bảo hiểm, một trong những nhóm dịch vụ chiến lược của ứng dụng MoMo, vừa công bố cán mốc 10 triệu người dùng sau 4 năm cung cấp dịch vụ trên nền tảng của mình.” (3)

Sự phát triển này không chỉ phản ánh sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính số mà còn chứng tỏ rằng ngày càng nhiều người trẻ ở Việt Nam đang lựa chọn các giải pháp lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bằng công nghệ một cách hiệu quả. Với sự thuận tiện, tính năng đa dạng và khả năng truy cập dễ dàng từ các thiết bị di động, các ứng dụng tài chính số như MoMo đã và đang trở thành công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng lập kế hoạch tài chính, theo dõi chi tiêu và thực hiện các giao dịch tài chính.

Xem thêm:

  • Xây dựng nguồn thu nhập thụ động: Xu hướng tài chính của giới trẻ thế kỷ 21
  • 3 sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân hiện nay
  • 7 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân thế kỷ 21 nổi bật

Ngày càng nhiều người trẻ ngày nay quan tâm và có những bước đi đúng đắn trong việc quản lý tài chính cá nhân, họ hiểu rõ rằng đây là nền tảng cho một cuộc sống bền vững. Tuy nhiên, họ cần trang bị thêm kỹ năng, kiến thức, và sự kiên nhẫn để vượt qua các thách thức và đạt được mục tiêu tài chính dài hạn. Điều này chắc chắn sẽ cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nguồn tài liệu, sách quản lý tài chính cá nhân hữu ích và các chương trình học quản lý tài chính cá nhân.

Tin chắc rằng sự đầu tư vào việc cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính không chỉ mang lại lợi ích trong hiện tại mà còn là một bước quan trọng để xây dựng một tương lai tài chính bền vững, thịnh vượng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Tổng hợp link app vay tiền anh online

  1. Ngân hàng thuần số TNEX
  2. Tài khoản doanh nghiệp M-Smart MSB
  3. FeCredit 2 CPS VN
  4. Vayvnd 2 – VN
  5. Finapps CPQL VN
  6. Cashing Pro CPS VN (Hồ Chí Minh)
  7. TinVay Finzone CPQL VN
  8. TinVay Finzone CPS VN (Thuê bao mạng Viettel)
  9. Money Cat CPS 2 VN
  10. Finami CPL VN
  11. Crezu CPL VN
  12. Money Veo CPS VN
  13. Shinhan Finance CPS VN
  14. [iOS] ShinhanBank eKYC VN
  15. [Android] ShinhanBank eKYC VN
  16. Cashspace CPQL VN
  17. Finloo CPL VN
  18. Binixo CPL VN
  19. F88 CPS VN
  20. Credy VN
  21. Dong247 VN
  22. Vayvnd VN
  23. MB Bank IOS VN
  24. Jeff App CPL VN
  25. Jeff App CPQL VN
  26. Tima – Vay bằng đăng ký xe máy (CPS)
  27. Tima – Cà vẹt xe ô tô (CPS)
  28. Crezu CPQL VN
  29. Money Cat VN CPA – CIT
  30. VayVND VN CPA – CIT
  31. Takomo VN CPA – CIT
  32. Jeff VN CPL – CIT
  33. Credy VN CPL+CPS – CIT
  34. Zaimoo VN CPL – CIT
  35. Cashspace VN CPQL – CIT
  36. Solcredit VN CPA – CIT
  37. Cozmo VN CPA – CIT
  38. Credify.vn
  39. Finami VN CPL – CIT
  40. Jeff Loans
  41. F88 VN CPA – CIT
  42. Dong plus VN CPA – CIT
  43. VIB Credit VN CPQL – CIT
  44. VIB VN CPQL – CIT
  45. F88
  46. OnCredit VN CPA – CIT
  47. Vamo VN CPA – CIT
  48. Finaguru VN CPA – CIT
  49. Sieuthitien VN CPQL – CIT
  50. Cashberry VN CPA – CIT
  51. Dong247 VN CPL – CIT
  52. Tima vay xe máy VN CPA – CIT
  53. Tima vay VN CPA – CIT
  54. Muadee Credit VN CPA – CIT
  55. FECredit VN CPS – CIT
  56. Shinhan Finance VN CPS – CIT
  57. Bin Credit VN CPS – CIT
  58. Cayvang (VN)
  59. Moneycat (MX)
  60. Crezu | CPQL | VN
  61. Cashspace | CPQL | VN