Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với 3 nguyên tắc để đời cần nhớ

Để Quản lý tài chính cá nhân thành công bạn cần hiểu và biết lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân chi tiết hay tuân thủ các nguyên tắc để làm chủ đồng tiền hiệu quả.

Bạn đang gặp vấn đề chi tiêu không hợp lý, lâm vào khủng hoảng tài chính, thiếu tiền hay vay nợ thường xuyên. Học cách quản lý tiền hiệu quả sẽ là giải pháp giúp bạn làm chủ đồng tiền của mình tốt nhất. Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân là vấn đề không hề dễ dàng, nhưng cũng không quá khó khăn khi bạn có kế hoạch và thực hiện các nguyên tắc để làm chủ đồng tiền hiệu quả.

Hiểu về tài chính cá nhân

Trong cuộc sống, bạn cần kiếm tiền để phục vụ chi tiêu nhu cầu cá nhân hàng ngày, sinh hoạt, mua sắm phục vụ sở thích… Vấn đề tài chính cá nhân hóc búa, khiến nhiều người đau đầu, loay hoay trong quản lý và sử dụng tiền như thế nào hiệu quả.

Tài chính cá nhân là gì?

Có khá nhiều người chưa hiểu tài chính cá nhân là gì? Không có khái niệm cơ bản khiến bạn khó khăn trong việc quản lý, sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả.

Tài chính cá nhân là tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng tiền, hạch toán số tiền kiếm được/ thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư,… của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có vấn đề tài chính cá nhân khác nhau, do sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng khác nhau…

Nếu một doanh nghiệp cần quản lý tài chính giúp hoạt động kinh doanh phát triển, thì với mỗi cá nhân cần biết cách quản trị tài chính để giảm thiểu rủi ro về tiền bạc, tránh khủng hoảng do thu không đủ chi.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng đồng tiền một cách hợp lý cho nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, các dự định trong tương lai… Đồng thời phải luôn dự phòng cho mình một khoản cho những việc bất ngờ, rủi ro khó lường trước trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là vấn đề riêng của mỗi người, không ai giống ai. Nếu bạn có thu nhập cao, đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, sở thích mua sắm, du lịch… Vậy tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? và mục đích của quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách vận hành của tiền, các vấn đề tài chính đang gặp phải, để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

  • Quản lý tài chính giúp bạn làm chủ đồng tiền, các nhu cầu cần thiết đến nhu cầu giải trí, mục tiêu cá nhân đều được đáp ứng và giải quyết hợp lý.
  • Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn không chi tiêu quá mức, hạn chế lãng phí tiền vào những công việc vô bổ. Việc chi tiêu kiểm soát sẽ giúp tiền được sử dụng đúng mục đích, từ đó hạn chế các khoản nợ, vấn đề tài chính đau đầu do thiếu tiền.
  • Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp dễ dàng xây dựng các kế hoạch và mục tiêu tài chính, kế hoạch trong tương lai.
  • Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn chủ động hơn trong mọi trường hợp đột xuất bất ngờ xảy ra. Khoản tiền dự phòng, tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời khi bị ốm, tai nạn, thất nghiệp hay bị cắt giảm lương do dịch bệnh…
  • Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ quản lý chi tiêu tiền kiếm được mà còn giúp gia tăng tài sản của bạn. Số tiền không chỉ để tiết kiệm và chi tiêu mà còn được sử dụng để đầu tư cho kỹ năng mới, nâng cao thu nhập. Tiền làm việc để tạo ra tiền, giúp thu nhập tăng dù bạn không bỏ ra quá nhiều công sức.

Câu hỏi: “Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân?” Của nhiều người đã được giải đáp. Đây là vấn đề quan trọng mà bất cứ ai cũng cần hiểu để thực hiện, nhằm nâng cao mức sống, giúp bạn thoát khỏi các áp lực về tiền bạc, tài chính khó khăn.

3 Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

Ai cũng thấy rõ tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nên bắt đầu với phương pháp nào để quản lý tiền tốt nhất? Dưới đây là gợi ý 3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Cách quản lý chi tiêu cá nhân

Quản lý chi tiêu là vấn đề đầu tiên mà bất cứ ai cũng cần thực hiện để tối ưu tài chính cá nhân. Sử dụng tiền hiệu quả, đúng cách đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến ngân sách tài chính của bạn. Quản lý chi tiêu cá nhân là việc bạn tối ưu sử dụng tiền vào các nhu cầu hàng ngày, cần thiết, giải trí, du lịch, ốm đau…

 

Một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân để tối ưu số tiền sử dụng hiệu quả, đã được kiểm chứng mà bạn nên thử áp dụng:

Nguyên tắc 6 cái lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ được sáng tạo bởi Harv Eker sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu chi tiết nhất. Phương pháp quản lý tổng thu nhập của mỗi người, được chia thành 6 cái lọ được chia tỷ lệ phù hợp và được sử dụng với mục đích khác nhau.

Nếu tổng thu nhập của bạn là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ:

  • Lọ 1 chiếm 55% phục vụ nhu cầu chi tiêu cần thiết cho cuộc sống cơ bản như: Tiền nhà ở, tiền ăn uống, đi lại, chi tiêu.
  • Lọ 2 chiếm 10% là khoản tiết kiệm dài hạn. Số tiền tiết kiệm sẽ được dùng cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai như mua nhà, mua xe…
  • Lọ 3 chiếm 10% là khoản để đạt tự do tài chính. Số tiền sẽ được sử dụng để đầu tư, sinh lời, tạo thu nhập thụ động. Mục tiêu của khoản này giúp bạn nâng cao thu nhập, dần đạt được ngưỡng tự do tài chính mà không cần làm việc quá nhiều hay để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm.
  • Lọ 4 chiếm 10% phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ như: Du lịch, sở thích cá nhân, mua sắm tự do…
  • Lọ 5 chiếm 10% phục vụ cho mục đích giáo dục nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập của con cái.
  • Lọ 6 chiếm 5% số tiền được sử dụng với mục đích cho đi, hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn hay đơn giản được sử dụng để thăm hỏi mọi người.

Quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 là giải pháp trực quan, đơn giản nhất để mỗi người quản lý chi tiêu hiệu quả. Thu nhập của bạn sẽ được chia thành 3 nhóm chính, trong đó:

  • Nhóm chi phí cố định, cần thiết chiếm 50% phục vụ nhu cầu cơ bản: Tiền nhà, ăn, học phí, thuốc men…
  • Nhóm chi phí linh hoạt chiếm 30% cho nhu cầu giải trí, du lịch, mua sắm hàng ngày.
  • Nhóm tiết kiệm và đầu tư chiếm 20%, số tiền được sử dụng để tiết kiệm một phần, phần còn lại được sử dụng để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.

Sổ Kakeibo

Phương pháp quản lý chi tiêu theo phong cách người nhật với sổ Kakeibo được đánh giá cao giúp bạn giám sát việc sử dụng tiền hiệu quả. Sổ Kakeibo là công cụ đắc lực để ghi chép lại chi tiêu, lên kế hoạch tài chính cho những ngày đầu tiên của tháng, xác định số tiền muốn tiết kiệm.

Cuốn sổ ghi chép sẽ giúp mỗi người tạo thành thói quen tổng hợp chi tiêu, đồng thời điều chỉnh lại thói quen sử dụng tiền của mình. Đồng thời, sổ Kakeibo sẽ giúp bạn ghi nhớ, tạo ra mục tiêu tài chính, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết ban đầu.

Các kênh đầu tư tài chính cá nhân

Đầu tư tài chính là giải pháp để nâng cao thu nhập, mức sống của mỗi người. Bạn không nên chỉ lao động tạo ra tiền, nên để đồng tiền lao động tạo ra chính nó. Đây là điểm mấu chốt quan trọng để đạt được sự tự do tài chính. Một số kênh đầu tư tài chính cá nhân hấp dẫn, mà bạn có thể tham khảo:

  • Gửi tiết kiệm là hình thức quen thuộc nhưng hiệu quả. Khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ có khả năng sinh lời theo lãi suất ngân hàng, gói định kỳ.
  • Chứng khoán là kênh đầu tư tài chính hấp dẫn nhất hiện nay. Đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao, mang lại lợi nhuận lớn, bền vững cho người chơi. Tuy nhiên, để đầu tư chứng khoán bạn cần tìm hiểu và phân tích thị trường để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp, phòng ngừa rủi ro thị trường. Với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu, đầu tư vào chứng chỉ quỹ là giải pháp hiệu quả thay thế. Ứng dụng Finhay với quỹ mở được quản lý bởi công ty quản lý quỹ TVS mang đến giải pháp đầu tư an toàn, ổn định cho người mới.
  • Vàng là kênh đầu tư truyền thống, được nhiều người lựa chọn. Đầu tư vàng ổn định, không mất giá nhưng cũng cần kiến thức về thị trường để nắm bắt thời cơ mua bán mang lại lợi nhuận.
  • Bất động sản mang lại cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội sinh lời lớn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần hiểu về thị trường, các vấn đề pháp lý và số vốn không hề nhỏ. Đầu tư bất động sản cho thuê là một hình thức hiệu quả, nắm bắt xu hướng thị trường mang lại lợi nhuận ổn định.

Kỹ năng quản lý tài chính

Khả năng kiểm soát tài chính cá nhân không tự dưng mà có, yêu cầu mỗi người cần học tập và rèn luyện kỹ năng để làm chủ đồng tiền một cách thông minh. Để những vấn đề tài chính không còn quá phức tạp, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân sau đây:

  • Kỹ năng quản lý chi tiêu: Kỹ năng quan trọng hàng đầu mà bất cứ ai cũng cần rèn luyện, cải thiện thói quen mua sắm, tiêu dùng của mình. Khá nhiều người gặp vấn đề với việc tiêu tiền không kiểm soát, gây nhiều hệ lụy tài chính, vay nợ… Để quản lý chi tiêu hiệu quả bạn cần có kế hoạch chi tiêu, xác định được nhu cầu cần thiết, nói không với những khoản chi lãng phí.
  • Kỹ năng lên kế hoạch: Khả năng lên kế hoạch sẽ giúp bạn định hình được vấn đề tài chính, chi tiêu và sử dụng tiền như thế nào hiệu quả. Lên kế hoạch chi tiêu cho nhu cầu cần thiết nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu giải trí cá nhân. Đồng thời, lên kế hoạch cho tương lai sẽ giúp chúng ta có mục tiêu tài chính cụ thể để hành động theo.
  • Kỹ năng đầu tư: Đây là kỹ năng của mỗi cá nhân, tùy thuộc vào năng lực, năng khiếu của mỗi người. Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm, đầu tư chứng chỉ quỹ hay đầu tư chứng khoán, bất động sản… Để tạo ra thu nhập thụ động lớn.
  • Kỹ năng quản lý ngân sách: Năng lực thống kê, đánh giá và điều chỉnh quản lý tài chính cá nhân thông minh theo từng trường hợp.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Bạn có phương pháp, công thức để quản lý tài chính cá nhân, nhưng không tuân thủ các nguyên tắc sẽ không mang lại hiệu quả. Sự khác biệt của người thành công và không thành công là nguyên tắc hành động. Dưới đây là những nguyên tắc vàng mà bạn cần tuân thủ để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả:

  • Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được: Nguyên tắc hàng đầu mà bạn cần tuân thủ để quản lý tài chính cá nhân. Xác định ngân sách, thu nhập, điều chỉnh mức chi tiêu phù hợp trong khoản ngân sách cho phép. Nếu bạn muốn chi tiêu nhiều hơn bắt buộc phải kiếm nhiều tiền hơn.
  • Đầu tư để tiền đẻ ra tiền: Nguyên tắc thứ 2 quan trọng không bao giờ để tiền nhàn rỗi. Đồng tiền cần phải làm việc tạo ra lợi nhuận, gia tăng thu nhập.
  • Thanh toán cho bản thân trước tiên: Đây là nguyên tắc giúp bạn kiểm soát chi tiêu, tránh sử dụng tiền không hợp lý, dẫn đến các vấn đề cá nhân không được đáp ứng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Tổng hợp link app vay tiền anh online

  1. Ngân hàng thuần số TNEX
  2. Tài khoản doanh nghiệp M-Smart MSB
  3. FeCredit 2 CPS VN
  4. Vayvnd 2 – VN
  5. Finapps CPQL VN
  6. Cashing Pro CPS VN (Hồ Chí Minh)
  7. TinVay Finzone CPQL VN
  8. TinVay Finzone CPS VN (Thuê bao mạng Viettel)
  9. Money Cat CPS 2 VN
  10. Finami CPL VN
  11. Crezu CPL VN
  12. Money Veo CPS VN
  13. Shinhan Finance CPS VN
  14. [iOS] ShinhanBank eKYC VN
  15. [Android] ShinhanBank eKYC VN
  16. Cashspace CPQL VN
  17. Finloo CPL VN
  18. Binixo CPL VN
  19. F88 CPS VN
  20. Credy VN
  21. Dong247 VN
  22. Vayvnd VN
  23. MB Bank IOS VN
  24. Jeff App CPL VN
  25. Jeff App CPQL VN
  26. Tima – Vay bằng đăng ký xe máy (CPS)
  27. Tima – Cà vẹt xe ô tô (CPS)
  28. Crezu CPQL VN
  29. Money Cat VN CPA – CIT
  30. VayVND VN CPA – CIT
  31. Takomo VN CPA – CIT
  32. Jeff VN CPL – CIT
  33. Credy VN CPL+CPS – CIT
  34. Zaimoo VN CPL – CIT
  35. Cashspace VN CPQL – CIT
  36. Solcredit VN CPA – CIT
  37. Cozmo VN CPA – CIT
  38. Credify.vn
  39. Finami VN CPL – CIT
  40. Jeff Loans
  41. F88 VN CPA – CIT
  42. Dong plus VN CPA – CIT
  43. VIB Credit VN CPQL – CIT
  44. VIB VN CPQL – CIT
  45. F88
  46. OnCredit VN CPA – CIT
  47. Vamo VN CPA – CIT
  48. Finaguru VN CPA – CIT
  49. Sieuthitien VN CPQL – CIT
  50. Cashberry VN CPA – CIT
  51. Dong247 VN CPL – CIT
  52. Tima vay xe máy VN CPA – CIT
  53. Tima vay VN CPA – CIT
  54. Muadee Credit VN CPA – CIT
  55. FECredit VN CPS – CIT
  56. Shinhan Finance VN CPS – CIT
  57. Bin Credit VN CPS – CIT
  58. Cayvang (VN)
  59. Moneycat (MX)
  60. Crezu | CPQL | VN
  61. Cashspace | CPQL | VN